Kỹ thuật tưới nước cây trồng tiết kiệm nước | Thuận Hiệp Thành

Kỹ thuật tưới nước cây trồng tiết kiệm nước

 

Giới thiêu chung tưới tiết kiệm

Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là phương pháp tưới cục bộ, cung cấp nước cho cây trồng từ một hệ thống đường ống thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc cây trồng (phần hoạt động của bộ rễ).

Các thiết bị tưới là thành phần đặc trưng nhất của hệ thống tưới. Do vậy, căn cứ vào đặc tính của thiết bị tưới và hình thức phân phối nước từ thiết bị tưới mà kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có thể được phân chia ra 3 loại: Tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, tưới ngầm cục bộ.

- Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.

- Tưới phun mưa là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung quanh gốc cây trồng.

- Tưới ngầm cục bộ là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước rỉ ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.

- Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước - tên quốc tế còn được gọi là tưới cục bộ hoặc được gọi là hệ thống tưới ít nước được đặc trưng bởi sự cung cấp thường xuyên một khối lượng nước hạn chế, được kiểm soát để tưới cho một bộ phận tầng đất canh tác - vùng hoạt động hữu hiệu của bộ rễ cây - nhằm sử dụng tối ưu lượng nước tưới.

- Ở các hệ thống vi tưới, các vòi nước có lưu lượng nước ra không vượt quá 250l/giờ/vòi. Các vòi nước là thiết bị đặc trưng nhất của hệ thống vi tưới. Do vậy, căn cứ vào đặc tính của vòi tưới (có nhiệm vụ lấy nước áp lực cấp cuối cùng để cung cấp trực tiếp cho cây trồng), người ta phân loại các hệ thống vi tưới thành ba loại:

- Hệ thống tưới nhỏ giọt.

- Hệ thống tưới phun mưa.

- Hệ thống tưới ngầm cục bộ.

 

 

Về hệ thống tưới nước nhỏ giọt - máy bơm Ebara

Tưới nhỏ giọt là một dạng cơ bản của kỹ thuật tưới hiện đại tiết kiệm nước (hay vi tưới).

Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến vùng gốc cây trồng một cách liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị đặc trưng là các vòi tạo giọt.

 

1. Các ưu điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt:

- Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất canh tác (phần có bộ rễ cây trồng) tạo nên điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ tiêu hoá thức ăn và quang hợp cho cây trồng.

- Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa (hơn ở cả tưới phun mưa) vì nó tránh triệt tiêu đến mức tối thiểu các loại ton thất nước (do thấm và bốc hơi). ở hệ thống tưới nhỏ giọt đất tưới cũng được tiết kiệm tối đa.

- Không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên mặt và không phá vỡ cấu tượng đất do tưới nhỏ giọt được thực hiện một cách liên tục với mức tưới rất nhỏ dưới dạng từng giọt.

- Đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá cao độ khâu nước tưới. Mặt khác hệ thống tưới nhỏ giọt còn đảm bảo cho các máy móc nông nghiệp hoạt động trên cánh đồng tưới đạt được năng suất cao do nó không ngăn cản gì tới hoạt động cơ giới hoá mà còn tạo điều kiện cơ giới, tự động hoá thực hiện tốt một số khâu: phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học kết hợp tưới nước.

- Việc thực hiện tưới nhỏ giọt thực tế đã rất ít phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên: độ dốc địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mức nước ngầm ở nông hay sâu, điều kiện nhiệt độ và nhất là không bị chi phối bởi ảnh hưởng của gió như là tưới phun mưa và có thể thực hiện tưới liện tục suốt ngày đêm.

- Tưới nhỏ giọt cho phép sử dụng với nước và đất bị nhiễm chua, nhiễm mặn ở mức độ thấp, khi đảm bảo thường xuyên có biện pháp rửa trôi bằng mưa thiên nhiên hay bằng rửa nhân tạo.

- Hệ thống yêu cầu cột nước áp lực làm việc nhỏ, lưu lượng tưới nhỏ. Nói chung, áp lực tưới nhỏ giọt chỉ bằng 10% - 15% ở tưới phun mưa và lượng nước bơm lại ít hơn 70% - 80%.

- Tưới nhỏ giọt đã góp phần ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.

 

2. Các nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt - Máy bơm Pentax

Kỹ thuật tưới nhỏ giọt có một số nhược điểm sau:

- Nhược điểm chủ yếu là dễ gây ra sự tắc bí (nước khó thoát) tại các vòi tạo giọt và ống nhỏ giọt. Sự tắc bí này đã gây tốn công sức xử lý khắc phục và yêu cầu phải xử lý nước trong sạch.

- Khác với kỹ thuật tưới phun mưa, ở tưới nhỏ giọt không có khả năng làm mát cây, cải tạo vi khí hậu, không có khả năng rửa lá cây.

- Vốn đầu tư trong xây dựng tương đối cao và đòi hỏi phải có trình độ trong xây dựng và quản lý.

- Trong một số trường hợp, sự phân bố độ ẩm tưới bị thiếu và không đồng đều ở khối đất canh tác chứa bộ rễ cây.

- Nếu việc tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, chững lại thì cây trồng sẽ xấu đi nhiều hơn so với tưới thông thường.

Xuất phát từ những ưu nhược điểm của mình mà kỹ thuật tưới nhỏ giọt được áp dụng có hiệu quả trong các điều kiện được nêu ở mục sau

 

3. Phạm vi áp dụng tưới nhỏ giọt - Máy bơm Panasonic

- Tại các nơi khô hạn, khan hiếm nguồn nước lại khó khai thác như vùng sử dụng nước ngầm hay nguồn nước phải được xử lý gây tốn kém.

- Tại các nơi có địa hình phức tạp, khó thực hiện tưới phun mưa do gió thổi mạnh và thường xuyên.

- Với các loại cây trồng yêu cầu phải tưới liên tục thường xuyên với mức tưới nhỏ như các loại rau, hoa, đậu tây, nho, tưới trong nhà kính và với các loại cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp còn nhỏ mà trồng với mật độ thưa như cam, quýt, táo, cà phê, chè.

Nên ưu tiên áp dụng cho các loại cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao

 

Địa chỉ: 21/20/77 Lê Công Phép, P. An Lạc, Q. Bình Tân, Tp HCM

Điện thoại: 0902 734 032 - 028 37 525 205

Email: truonglinh0403@gmail.com 

 

Xem thêm >>> Máy bơm hỏa tiễn

TƯ VẤN BÁO GIÁ MIỄN PHÍ

Nhập số điện thoại của Quý khách để được tư vấn miễn phí và nhận bảng báo báo giá từ Thuận Hiệp Thành

Vui lòng nhập số điện thoại

Trả lời

Gửi Câu Hỏi Và Nhận Câu Trả Lời Tại Đây Trong Vòng 5 Phút